CÁC MÓN ĂN KẾT HỢP CÙNG TƯƠNG HỘT ĐƠN GIẢN - ĐẬM ĐÀ

Tương hột là một trong những loại tương khá độc đáo của Việt Nam, cùng được chế biến từ một nguyên liệu nhưng tương hột có hương vị khác biệt so với nước tương. Vậy tương hột là gì, kết hợp cùng món nào thì sẽ ngon? Cùng Tương Việt Hoa Sen tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu về tương hột nhé!

1. Tương hột là gì?

Tương hột là một loại gia vị, nước chấm được làm hạt đậu nành. Đây là nguyên liệu dùng để nấu các món chay, mặn hoặc đơn giản làm làm nước chấm với món ăn đều tạo ra hương vị đặc trưng mà không một món ăn nào có được.

2. Quy trình chế biến tương hột

Cách làm tương hột kiểu truyền thống khá cầu kỳ và mất nhiều thời gian với các công đoạn gồm 7 bước: ngâm đậu, bóc vỏ, hấp chín, trộn giống, nuôi mốc, ngả tương và để ngấu.

- Ngâm: Đậu nành được ngâm trong nước khoảng 6 – 8 giờ cho hạt đậu nành trương, nở để tạo điều kiện hòa tan tốt các thành phần dinh dưỡng ở các công đoạn sau, đồng thời giúp loại bỏ các tạp chất, dễ bóc vỏ hơn.

- Bóc vỏ: Đậu nành sau khi ngâm đem vo, đãi mạnh để tách vỏ ra khỏi hạt nhưng phải đảm bảo để hạt đậu không bị vỡ, nát sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm.

- Hấp chín: Sau khi vo sạch và bóc vỏ hạt đậu nành, người ta tiến hành hấp cho đến khi đậu chín đều, vừa mềm, vừa có mùi thơm rồi đổ đậu ra rổ cho ráo nước.

- Trộn giống: Ở công đoạn này, người ta rang chín bột mì rồi đem trộn với giống nấm mốc Aspergillus oryzae theo tỷ lệ nhất định.

- Nuôi mốc: Quá trình nuôi mốc là khâu quan trọng nhất trong quy trình sản xuất tương hột. Sau khi trải đều nguyên liệu, đậu nành và bột mì ra hộp nuôi mốc thì người ta bắt đầu cấy mốc. Trong quá trình nuôi mốc, enzyme amylase và protease được tạo ra để chuyển hóa nguyên liệu thành tương.

Thông thường, sau khi cấy mốc khoảng 12 giờ, đậu nành bắt đầu chuyển sang màu vàng đậm và dần dần mọng nước. Trong thời gian này nhu cầu oxy chưa nhiều nên có thể ủ đống trong hộp nuôi mốc có nhiệt độ 28 – 32  độ C, độ ẩm 85 – 95%. Từ giờ thứ 16 đậu nành bắt đầu xuất hiện tơ trắng và lúc này nhiệt độ bắt đầu tăng lên dần dần. Sau 24 giờ đậu nành bắt đầu kết bánh. Lúc này, nhiệt độ sẽ quyết định tốc độ phát triển, độ ẩm quyết định chất lượng của mốc và tốt nhất là 30 – 32 độ C, không lớn hơn 36 độ C và không nhỏ hơn 30 độ C, độ ẩm tốt nhất là từ 90 –95% Đến hơn 36 giờ, mốc bắt đầu phát triển đều và xuất hiện bào tử màu vàng thì chuẩn bị lấy ra ngả tương.

- Ngả tương: Để ngả tương, tiến hành lấy mốc ra khỏi phòng nuôi, bóp nhỏ cho tơi và trộn với nước muối 16% với tỷ lệ 1 đậu : 3 nước  muối. Tiếp tục cho vào hộp sao cho đậu ngập sâu trong nước muối rồi đem phơi nắng 10 – 15 ngày để nhiệt độ của ánh sáng mặt trời tiêu diệt một số vi sinh vật tạp nhiễm trong hỗn hợp, bảo vệ không cho hỗn hợp bị hư hỏng. Lúc này đậu bắt đầu ngả sang màu vàng nâu có mùi thơm. Nhiệt độ tốt nhất để giữ là từ 35 – 37 độ C, đồng thời đem ra trộn đều hằng ngày.

- Để ngấu: Nấu nước đun sôi, cho đường vàng vào hòa tan theo tỉ lệ phù hợp. Khi đậu bắt đầu có mùi thơm, cho nước đường vào để lên men phụ khoảng 5 – 7 ngày ở 30 – 35 độ C là có thể sử dụng.

Ngày nay, tương hột được sản xuất bằng công nghệ lên men hiện đại và nhiều cách chế biến khác nhau nên không tốn quá nhiều thời gian như cách làm truyền thống. Đồng thời, tương hột cũng được bán khá rộng rãi, phổ biến trên thị trường nên bạn có thể dễ dàng tìm mua.

3. Các món ăn kết hợp cùng tương hột

3.1 Thịt kho tương hột

So với món thịt kho thông thường, thịt kho tương hột mang trên mình nét mới lạ hơn nhưng vẫn phù hợp với khẩu vị của người Việt.

Đó là sự kết hợp giữa những miếng thịt heo mềm mềm, dai ngọt với phần nước sốt kho đậm đà, thơm mùi hương đặc trưng của tương hột. Món này mà ăn kèm với cơm trắng thì sẽ rất hao cơm đấy.

3.2 Cá chẽm chưng tương hột

Chẳng thể tìm đâu ra cái hương vị đặc trưng từ món ăn này ở những món ăn khác. Thịt cá chẽm béo ngậy, ngọt nước đầm mình dưới phần nước sốt tương hột đậm đà gia vị. Phía trên là hành lá và rau ngò thơm hấp dẫn. 

3.3 Cá chép chưng tương hột

Trông có vẻ rất cầu kỳ nhưng cách chế biến món ăn này lại vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần tốn một ít thời gian thôi là đã có thể làm ra một món ăn thơm ngon, mà không kém phần dinh dưỡng cho bữa cơm gia đình.

Điểm nhấn của món ăn này chính là mùi hương đặc trưng từ tương hột, nó làm át đi mùi tanh của cá chép để tạo ra hương vị đậm đà cho món ăn. Nước sốt tương béo ngậy, đồng điệu giữa vị mặn ngọt và một chút cay the.

Thịt cá chép thơm mềm, ngọt nước hòa quyện với mùi hương của sả và hành lá. 

3.4 Cá điêu hồng chưng tương hột

Nếu bạn đang phân vân không biết nấu món gì để đãi bạn bè, người thân vào dịp cuối tuần thì hãy lựa chọn món cá điêu hồng chưng tương hột này thử xem.

Phần nước sốt đậm đà gia vị, mặn ngọt vừa đủ, toả mùi hương đặc trưng của tương hột. Thịt cá mềm ngọt tự nhiên đẫm mình trong hương vị của nước sốt. Lá cách thơm thơm, nấm rơm, mộc nhĩ giòn giòn. Tất cả đã làm nên hương vị hoàn hảo cho món ăn này.

Lời kết

Tương Việt Hoa Sen vừa giải đáp cho bạn tương hột là gì và các món ăn ngon với tương hột bạn dễ làm tại nhà. Hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều giây phút vui vẻ cùng người thân và gia đình với những món ăn mà bạn thích!

Để giải đáp thắc mắc cũng như tư vấn sản phẩm liên hệ với chúng tôi qua:

Hotline: 0917 121 004

Website: Tương Việt Hoa Sen

Fanpage: Tương Việt Hoa Sen

Shopee: Tương Việt Hoa Sen

Lazada: Tương Việt Hoa Sen