Khởi nghiệp trong nhiều năm trở lại đây đã trở thành xu hướng quá quen thuộc trong sự phát triển của nền kinh tế. Càng ngày càng nhiều hơn các doanh nghiệp được mở ra tại nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau. Trong đó các startup khởi nghiệp ngành F&B đang nhận được khá nhiều sự quan tâm bởi cách thức hoạt động ngày một đa dạng.
Đây là một thuật ngữ viết tắt Food and Beverage Service, nó là một loại hình phục vụ hướng tới đối tượng là thực khách. Là bộ phận quan trọng với mọi nhà hàng, khách sạn hay cửa hàng đồ ăn nhanh nào… F&B không chỉ đứng độc lập, nó còn có thể là một phần bổ trợ cho các ngành dịch vụ khác, điển hình đó là du lịch.
Việc kết hợp F&B trong các loại hình kinh doanh là một phần quan trọng đem lại nhiều lợi ích:
Những nhà khởi nghiệp luôn tìm cho mình một hướng đi mới dựa trên những nền tảng có sẵn. Dù thế nào thì cũng sẽ có một căn cứ về mô hình phát triển cho lĩnh vực dịch vụ ăn uống này. Sau đây là những kinh nghiệm và bài học đắt giá cho các startup khi dự định khởi nghiệp ngành F&B.
Mở thêm chi nhánh, nhiều điểm bán cũng là cách thức nhân rộng kinh doanh, đưa dịch vụ của bạn đến với nhiều khu vực hơn, tiếp cận nhiều đối tượng hơn. Nếu câu chuyện thương hiệu của bạn được xây dựng ngay từ đầu thì hãy cân nhắc thật kỹ. Vì điều này sẽ là bước quan trọng quyết định sự nhân rộng phát triển về sau.
Một ví dụ điển hình như này, tại Hà Nội từng có một quán café 8 bởi quán bán café 8.000đ/ly. Điều này làm nên nét đặc trưng của quán bởi yếu tố đặc biệt về giá. Đồng giá cứ 8 ngàn/ly. Thế nhưng điều này cũng có nghĩa quán café sẽ luôn bị nhớ tới cái giá 8 ngàn.
Hay như cái tên phở 24 bởi quán phở bán giá 24.000đ/bát. Sau này quán đã phải đổi ý nghĩa 24 gia vị phở để có thể hợp lý hóa việc tăng giá bán của phở.
Kinh doanh F&B là dịch vụ ăn uống vậy nên đồ ăn của bạn phải hấp dẫn và thực đơn cần có sự thu hút. Cách thức tạo nên những combo đồ ăn hấp dẫn, vừa túi tiền. Trước khi quyết định mở bán một thực đơn món ăn chính nào đó, bạn hãy nghiên cứu về xu hướng thưởng thức của khu vực sinh sống. Đối tượng khách bạn hướng tới là ai, phân khúc nào. Một nhà hàng sang chảnh, một quán cafe trà bánh thật “chill” cho giới trẻ, hay quán fastfood giá tốt cho sinh viên. Tất cả đều cần có một mục đích đối tượng rõ ràng từ ban đầu.
Người miền Bắc sẽ thường thích các món ăn có vị chua cay, trong khi đó khu vực miền Nam sẽ thường thích các món ăn có vị ngọt. Vậy nên nghiên cứu kỹ khẩu vị, hành vi và khu vực địa lý trước khi bắt tay vào khởi nghiệp F&B là điều cần thiết.
Địa điểm mở F&B nên là một nơi cố định trong thời gian dài từ 1 năm. Cũng không cần thiết phải thuê hợp đồng quá dài, 1 năm là đủ trước mắt để bạn đánh giá địa điểm có hợp cho kinh doanh F&B hay không. Lựa chọn tên nhà hàng, dịch vụ F&B độc đáo nhưng cũng cần gần gũi và dễ nhớ cho người nghe và đọc viết.
Nguồn: STARTUPLAND
Kinh doanh quán ăn, quán cà phê là một lĩnh vực hấp dẫn nhưng đầy thách thức. Dù nhiều quán luôn trong tình trạng đông khách, doanh thu cao nhưng không…
Trong lĩnh vực kinh doanh quán ăn nhỏ, quản lý hiệu quả không chỉ là yếu tố quyết định thành công mà còn là chìa khóa để tồn tại và phát triển trong môi…
Đối với việc kinh doanh nhà hàng, việc quản lý doanh thu không chỉ là bài toán về lợi nhuận mà còn là nền tảng cho sự phát triển bền vững và ổn định lâu…
Khởi nghiệp trong ngành F&B không chỉ đơn giản là chọn địa điểm và tạo ra những món ăn hấp dẫn. Việc chuẩn bị kỹ lưỡng về tài chính là yếu tố sống còn…
Khu vực Đông Nam Bộ và Miền Tây - Ms.Thu: 0917121004.
Địa chỉ: 25A/4 Đường 21/4, Khu Phố Núi Tung, Phường Suối Tre, Thành Phố Long Khánh, Tỉnh Đồng Nai
Khu vực Nam Trung Bộ - Ms.Tiên: 0942561168.
Địa chỉ: Thôn Tiến Phú, Xã Tiến Thành, Thành phố Phan Thiết, Tỉnh Bình Thuận
Khu vực Miền Trung Tây Nguyên - Mr.Phúc: 0943805123.
Địa chỉ: Thôn 4, Nguyễn Siêu, xã Diên Phú, TP Pleiku, Gia Lai