Tết Nguyên Đán hay còn gọi là Tết cổ truyền của người Việt Nam, trải qua bao biến động của lịch sử nhưng những phong tục ngày Tết vẫn được gìn giữ qua bao thế hệ. Liệu bạn có đang háo hức chào đón năm mới nữa đến? Hãy cùng Tương Việt Hoa Sen tìm hiểu xem Tết cổ truyền Việt Nam có gì nhé!
Ngày cúng ông Công, ông Táo là ngày 23 tháng Chạp âm lịch là một trong những phong tục Tết cổ truyền, vào ngày này mọi gia đình Việt sẽ dọn dẹp bếp sạch sẽ, mua cá vàng, quần áo, tiền vàng về cúng để ông Công, ông Táo về trời để báo cáo mọi việc với của gia chủ trong suốt 1 năm qua với Ngọc Hoàng. Đặc biệt, cá vàng sau khi cúng xong thì sẽ được phóng sinh đem thả ra sông, ra suối.
“Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh” đã là Tết thì không thể thiếu đi bánh chưng, tùy vào điều kiện mỗi gia đình có gia đình gói bánh chưng từ ngày 23 tháng Chạp cũng có gia đình đến ngày 27, 28, 29 Tết mới gói bánh chưng và có bánh chưng ăn Tết vừa là để biếu anh em, họ hàng.
Miền Bắc thường gói bánh chưng còn miền Nam thì gói bánh tét. Dường như nhờ có việc gói bánh chưng, bánh tét mà cái Tết trở nên ấm cúng và ý nghĩa hơn.
Tết thì không thể thiếu mâm ngũ quả, mỗi miền lại có cách bày trí mâm ngũ quả với những loại trái cây khác nhau. Nhưng ý nghĩa chung của mâm ngũ quả là thể hiện lòng thành kính đối với trời đất, đối với ông bà tổ tiên đồng thời cầu mong một năm mới với nhiều may mắn, sung túc, tài lộc.
Vào dịp giáp Tết gia đình Việt đều có thói quen dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ nhằm dọn bỏ hết đi những điều không may của năm cũ và chuẩn bị đón năm mới với những điều may mắn, tài lộc nhiều hơn.
Trước Tết, để thể hiện lòng kính trọng, trọn đạo hiếu đối với ông bà, tổ tiên thì con cháu trong gia đình thường ra mộ thăm viếng, làm sạch đẹp nơi an nghỉ của của người đã khuất.
Bữa cơm tất niên thường là bữa cơm vào chiều 30 tết mọi gia đình Việt đều chuẩn bị một mâm cơm để cúng tổ tiên sau đó cả gia đình đoàn tụ quây quần bên mâm cơm cùng nhau ăn cơm nói chuyện, tâm sự để kết thúc một năm cũ và chào đón năm mới với những điều mới may mắn hơn.
Giao thừa là thời khắc chuyển giao giữa năm mới và năm cũ, ý nghĩa của lễ cúng giao thừa là lễ trừ tịch, đem bỏ hết những điều xấu của năm cũ để đón những điều tốt đẹp của năm mới.
Nét phong tục đẹp của người Việt trong dịp Tết đó chính là hái lộc, hái lộc được thực hiện vào đêm giao thừa hoặc sáng sớm mùng một Tết mục đích là cầu may mắn, rước lộc vào nhà nhân dịp năm mới.
Theo quan niệm của người Việt thì xông đất đầu năm là vô cùng quan trọng vì vậy nhiều gia đình còn đi xem tuổi, nhờ người hợp tuổi xông đất nhằm cầu mong gia đình hạnh phúc, làm ăn phát đạt.
Thời điểm xông đất là thời điểm sau phút giao thừa và người xông đất thường là người vui tính, hay gặp may mắn.
Dịp Tết người Việt có phong tục đi chúc Tết họ hàng, bạn bè “Mùng một tết cha, mùng hai tết mẹ, mùng ba tết thầy”. Vào dịp này mọi người đều dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất đồng thời không quên tặng cho những phong bao lì xì may mắn.
Đi lễ chùa đầu năm là nét đẹp tâm linh của người Việt. Người người, nhà nhà đi lễ chùa vừa là để thể hiện lòng kính đối với đức Phật, tổ tiên vừa là để cầu mong một năm mới với nhiều may mắn, tài lộc, bình an cho cả nhà.
Trên đây là những phong tục Tết cổ truyền của người Việt. Những điều vừa gần gũi, giản dị nhưng cũng đầy ý nghĩa. Chúc mọi người một năm mới sức khỏe, tài lộc.
Để giải đáp thắc mắc cũng như tư vấn sản phẩm liên hệ với chúng tôi qua:
Hotline: 0917 121 004
Website: Tương Việt Hoa Sen
Fanpage: Tương Việt Hoa Sen
Shopee: Tương Việt Hoa Sen
Ẩm thực chay ngày càng được ưa chuộng không chỉ bởi sự thanh đạm, tốt cho sức khỏe mà còn bởi giá trị tinh thần mà nó mang lại. Tuy nhiên, một trong những…
Trong ngành ẩm thực, đặc biệt là các hàng quán, việc lựa chọn các sản phẩm gia vị chất lượng là yếu tố quyết định đến sự thành công và sự hài lòng của…
Trong mỗi gian bếp của người Việt, gia vị đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên những món ăn ngon, đậm đà hương vị truyền thống. Một trong những…
Trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, quán ăn, việc cung cấp các sản phẩm gia vị chất lượng là yếu tố quan trọng không thể bỏ qua để tạo nên hương vị đặc…
Khu vực Đông Nam Bộ và Miền Tây - Ms.Thu: 0917121004.
Địa chỉ: 25A/4 Đường 21/4, Khu Phố Núi Tung, Phường Suối Tre, Thành Phố Long Khánh, Tỉnh Đồng Nai
Khu vực Nam Trung Bộ - Ms.Tiên: 0942561168.
Địa chỉ: Thôn Tiến Phú, Xã Tiến Thành, Thành phố Phan Thiết, Tỉnh Bình Thuận
Khu vực Miền Trung Tây Nguyên - Mr.Phúc: 0943805123.
Địa chỉ: Thôn 4, Nguyễn Siêu, xã Diên Phú, TP Pleiku, Gia Lai