Khởi nghiệp trong ngành F&B không chỉ đơn giản là chọn địa điểm và tạo ra những món ăn hấp dẫn. Việc chuẩn bị kỹ lưỡng về tài chính là yếu tố sống còn để quán ăn của bạn không chỉ duy trì mà còn sinh lợi nhuận. Ngoài những chi phí cố định quan trọng, đôi lúc bạn sẽ gặp những chi phí phát sinh đột xuất không thể kiểm soát. Để không rơi vào tình thế khó khăn tài chính, việc hiểu rõ và dự phòng cho các loại chi phí này là vô cùng quan trọng. Cùng tìm hiểu 7 loại chi phí phát sinh phổ biến mà quán ăn nào cũng gặp phải hiện nay qua bài viết dưới đây của Tương Việt Hoa Sen nhé!
Thuê mặt bằng là một trong những khoản chi lớn nhất khi mở quán ăn. Giá thuê mặt bằng sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như vị trí, diện tích và cơ sở hạ tầng xung quanh. Các khu vực trung tâm hay gần khu dân cư đông đúc sẽ có giá thuê cao hơn nhưng bù lại quán ăn của bạn dễ dàng thu hút khách hàng. Ngoài ra, bạn cần cân nhắc đến các chi phí phát sinh khác liên quan đến mặt bằng như tiền điện nước, phí bảo trì và có cả phí bảo hiểm. Để tiết kiệm chi phí, bạn có thể tìm đối tác thuê chung mặt bằng hoặc tối ưu hóa không gian bằng cách bố trí nội thất hợp lý.
Khi bắt đầu mở quán ăn đòi hỏi có đủ các loại giấy tờ pháp lý như giấy phép kinh doanh, chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Chi phí cho mỗi loại giấy tờ có thể dao động từ vài trăm đến vài triệu đồng, tùy thuộc vào quy mô và yêu cầu của từng địa phương. Bạn nên chuẩn bị kỹ lưỡng cả về tài chính lẫn thời gian để hoàn thành các thủ tục này nhằm tránh gián đoạn hoạt động kinh doanh. Những giấy tờ cần thiết không chỉ giúp quán của bạn hoạt động hợp pháp mà còn đảm bảo niềm tin từ khách hàng.
Thiết kế không gian quán ăn cần được chăm chút để gây ấn tượng và phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu. Các yếu tố như phong cách trang trí, màu sắc, ánh sáng và cách bày trí bàn ghế đều ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách. Các chi phí phát sinh có thể bao gồm việc thay đổi thiết kế giữa chừng, mua sắm thêm đồ trang trí hoặc sửa chữa những vật dụng hư hỏng không lường trước. Các chi phí này có thể dao động từ vài triệu đến hàng trăm triệu đồng tùy vào phong cách và độ phức tạp. Để tiết kiệm, bạn cần lên một kế hoạch thiết kế và trang trí quán ăn chi tiết để không bị vượt quá chi phí dự trù.
Nguyên vật liệu là một khoản chi phí không thể thiếu và chiếm tỉ trọng lớn trong chi phí hàng tháng. Giá nguyên vật liệu thường biến động theo mùa vụ, nguồn cung cấp và chất lượng. Vì thế, để đảm bảo món ăn luôn tươi ngon, bạn cần có nguồn cung ứng ổn định, đáng tin cậy và hợp lý về giá cả. Lập kế hoạch nguyên vật liệu tốt giúp bạn tối ưu hóa chi phí phát sinh và đảm bảo món ăn luôn đạt chất lượng cao.
Marketing là chìa khóa để quán ăn của bạn tiếp cận với khách hàng và thu hút được sự quan tâm từ thị trường. Hiện nay, một số kênh marketing phổ biến và hiệu quả cho quán ăn mạng xã hội Facebook, Instagram hay Tiktok, quảng cáo trên Google và các chương trình khuyến mãi trực tiếp. Chi phí marketing có thể biến động từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng tùy vào quy mô và mục tiêu của từng chiến dịch. Để đạt hiệu quả cao, bạn có thể tận dụng các chương trình khuyến mãi, ưu đãi dành cho khách hàng lần đầu hoặc tổ chức các sự kiện để tạo sự chú ý.
Chi phí nhân sự chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng chi phí vận hành của quán ăn. Chi phí này sẽ phụ thuộc vào mức lương, kinh nghiệm và kỹ năng của nhân viên, đặc biệt với các vị trí quan trọng như bếp trưởng hay quản lý. Tuy nhiên, với một kế hoạch tuyển dụng và đào tạo hiệu quả, bạn hoàn toàn có thể tối ưu hóa khoản chi này. Bằng cách xác định rõ nhu cầu nhân sự, xây dựng mô tả công việc chi tiết và lựa chọn các kênh tuyển dụng phù hợp, bạn có thể tìm được những ứng viên chất lượng với chi phí hợp lý. Ngoài ra, việc đầu tư vào đào tạo không chỉ giúp nhân viên nâng cao năng lực mà còn tăng cường sự gắn bó, từ đó giảm thiểu tỷ lệ nghỉ việc và tiết kiệm chi phí tuyển dụng mới.
Bất kỳ quán ăn nào cũng sẽ gặp phải những chi phí phát sinh không lường trước như sửa chữa thiết bị, bảo trì cơ sở vật chất hay các tình huống bất ngờ khác. Để chủ động đối phó, bạn nên dành một khoản dự phòng, khoảng 10-15% tổng ngân sách, để giải quyết các vấn đề đột xuất mà không làm gián đoạn hoạt động. Một kế hoạch chi tiêu rõ ràng và linh hoạt cho các chi phí phát sinh giúp bạn không bị động khi có sự cố xảy ra.
Đây là 7 loại chi phí phát sinh phổ biến mà bất kỳ quán ăn nào cũng phải đối mặt và mỗi loại chi phí đều có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến sự thành công của quán. Nếu bạn đang ấp ủ ý tưởng mở quán ăn, hãy chuẩn bị một kế hoạch tài chính chi tiết, xác định rõ các chi phí và lên chiến lược tiết kiệm chi tiêu hợp lý. Việc lập kế hoạch tài chính cẩn thận và dự trù ngân sách hợp lý cho từng loại chi phí này không chỉ giúp bạn quản lý tài chính tốt hơn mà còn tạo nền tảng vững chắc cho quán ăn của bạn phát triển lâu dài.
Cùng đón chờ những bài viết tiếp theo để được cập nhật thêm những kiến thức thú vị khác nhé!
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với Tương Việt Hoa Sen để được hỗ trợ tư vấn qua:
Website: Tương Việt Hoa Sen
Fanpage: Tương Việt Hoa Sen
Shopee: Tương Việt Hoa Sen
Hotline: 0917.121.004
Giáng sinh là dịp lễ hội lớn trong năm, mang đến cơ hội tuyệt vời để các nhà hàng tạo nên không gian ấm cúng và thu hút khách hàng. Trang trí Noel không…
Kinh doanh quán ăn, quán cà phê là một lĩnh vực hấp dẫn nhưng đầy thách thức. Dù nhiều quán luôn trong tình trạng đông khách, doanh thu cao nhưng không…
Trong lĩnh vực kinh doanh quán ăn nhỏ, quản lý hiệu quả không chỉ là yếu tố quyết định thành công mà còn là chìa khóa để tồn tại và phát triển trong môi…
Đối với việc kinh doanh nhà hàng, việc quản lý doanh thu không chỉ là bài toán về lợi nhuận mà còn là nền tảng cho sự phát triển bền vững và ổn định lâu…
Khu vực Đông Nam Bộ và Miền Tây - Ms.Thu: 0917121004.
Địa chỉ: 25A/4 Đường 21/4, Khu Phố Núi Tung, Phường Suối Tre, Thành Phố Long Khánh, Tỉnh Đồng Nai
Khu vực Nam Trung Bộ - Ms.Tiên: 0942561168.
Địa chỉ: Thôn Tiến Phú, Xã Tiến Thành, Thành phố Phan Thiết, Tỉnh Bình Thuận
Khu vực Miền Trung Tây Nguyên - Mr.Phúc: 0943805123.
Địa chỉ: Thôn 4, Nguyễn Siêu, xã Diên Phú, TP Pleiku, Gia Lai